Nuôi tôm truyền thống khiến nhiều hộ nuôi lo lắng
16/08/2023
Phó mặc may rủi: Nuôi tôm truyền thống khiến nhiều hộ nuôi lo lắng
Trong suốt 2 thập kỷ qua, ngành nuôi tôm đã đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam, phát triển nền kinh tế chung.
Đã đưa nước ta vươn lên, trở thành một trong những quốc gia cung cấp tôm hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nghề nuôi thủy sản ở Việt Nam vẫn quen với truyền thống, chưa thích ứng với công nghệ nuôi hiện đại, dễ gặp nhiều rủi ro khiến khiến nông dân ở miền Tây thả lứa mới trong tâm thế phó mặc may rủi.
Nguy cơ từ nghề nuôi tôm truyền thống
Điều kiện thời tiết: Bà con nuôi theo hướng truyền thống có thể vẫn chưa biết cách sử dụng máy móc vào quy trình cho ăn tự động, khi nuôi tôm cá thì sẽ chậm phát triển về kinh tế so với các ngành khác trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, điển hình như khi gặp thiên tai, gió bão, người nuôi dễ rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần do kỹ thuật nuôi truyền thống không đủ sức chống chịu với thiên tai.
Dịch bệnh: Do tính chất nghề nuôi gắn liền với sông nước mà cũng vì vậy mà nó có độ rủi ro cao nhất. Độ rủi ro không chỉ là kỹ thuật nuôi mà còn do tác động của môi trường nước. Đặc biệt, đối với nguồn lây nhiễm bệnh, khi 1 vùng nuôi bị bệnh, vi khuẩn gây bệnh sẽ phát tán và lây lan theo dòng nước đến nhiều vùng nuôi khác làm bà con tổn thất nặng nề trong vụ nuôi.
Thực trạng hiện nay
Những hộ dân nuôi tôm tại huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) chia sẻ, tình hình xuất bán sau khi trừ các khoản chi phí như con giống, thức ăn, thuốc xử lý môi trường ao nuôi… thì với giá tôm như hiện nay hầu như lợi nhuận thu được gần bằng không (theo một số hộ dân, tôm thẻ bán tại ao hiện nay, loại 30 con/kg có giá khoảng 140.000 đồng/kg, loại 40 con/kg có giá bán 120.000 đồng/kg). Bên cạnh đó, với tình hình thời tiết, khí hậu như hiện nay dễ gây phát sinh bệnh trên tôm khiến người dân thả nuôi vụ mới luôn trong tâm thế lo âu, phó mặc ý trời.
Ông Nguyễn Văn Trí (70 tuổi, ngụ ở ấp Tân Đông, xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) chia sẻ “Sau khoảng 3 “treo ao”, khi giá tôm có chiều hướng nhích lên, trong vài ngày tới hộ của ông sẽ thả 3 ao tôm giống mới, với diện tích hơn 10.000 m2. Với giá tôm như thế này, nguyên liệu để nuôi tôm còn leo thang cao thì người nuôi như chúng tôi đang chơi may rủi vụ này”.
Cũng theo đó, ông Huỳnh Văn Y (ngụ xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) cho biết, 4 ao của ông đã tiến hành cải tạo. Sau 3 tháng “treo ao”, giá tôm có lên chút đỉnh nên đang chuẩn bị để thả lứa tôm vụ này. Ông Y nói thêm “Nói chung, giá tôm như vậy khiến người nuôi tôm truyền thống đối mặt với nhiều rủi ro thua lỗ khi nuôi tôm. Chi phí đầu tư nuôi quá lớn nên chất lượng cuộc sống của người dân không được như trước đây”.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Tiền Giang, trong tháng 7.2023, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tình hình tôm, nghêu bệnh được kiểm soát ổn định, không ghi nhận trường hợp phát sinh tôm bệnh.
Nguồn dữ liệu thu được trong 7 tháng đầu năm 2023 cho thấy có 54,2 ha tôm nuôi/72 hộ ở 2 huyện gồm: Gò Công Đông và Tân Phú Đông bị bệnh (chủ yếu là hoại tử gan tụy kết hợp bệnh đốm trắng và bệnh do biến động môi trường). Qua đó, tại huyện Gò Công Đông ghi nhận 550 ha diện tích nghêu thiệt hại (tỉ lệ 5 – 35%), đã sử dụng 150 ký Chlorine để xử lý môi trường nuôi cho cho 2 hộ/0,27 ha.
Trên cá bè, tình hình cá chết đã được kiểm soát, có 2 hộ (17/45 bè) có cá chết bất thường, tỉ lệ chết 3 – 10% (khoảng 3 – 5 tấn), cỡ cá chết 200 – 1.000g/con. Ngoài ra, lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, có 200/312 bè của 23 hộ có hiện tượng cá chết bất thường.
Kết quả xét nghiệm 4 mẫu dương tính với vi khuẩn Streptococcus agalactiae, dựa theo số liệu đã phân lập từ 4 mẫu trên cho thấy vi khuẩn Streptococcus agalactiae nhạy cảm với kháng sinh Florphenicol, Erythromycin.
Nguồn: Tép Bạc
Tin liên quan
Độ pH và độ mặn không ổn định
15/11/2024
Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm
20/04/2024