Cách giảm nhanh pH trong ao nuôi tôm
02/03/2022
Độ pH trong ao nuôi tôm thấp hoặc cao hơn ngưỡng tiêu chuẩn luôn là vấn đề khiến nhiều anh em nuôi trồng thủy sản đau đầu, cân não. Bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của tôm. Vậy làm thế nào để tăng, giảm pH trong ao ? Hãy cùng chúng tôi tìm cách trong bài viết dưới này nhé !
Độ pH Trong Ao Nuôi Tôm Bao Nhiêu Là Lý Tưởng ?
Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, pH nước thay đổi là nguyên nhân dẫn đến các thay đổi lý, hóa, sinh của môi trường và sức khỏe của tôm. Độ pH lý tưởng nhất dao động từ 7,5 – 8,5 và tốt nhất từ 7,5 – 8,3.
Lưu ý: Độ pH trong ngày không nên biến động quá mức 0,5. Bởi nếu biến động quá lớn sẽ khiến tôm bị sốc, yếu, bỏ ăn. Nếu pH cao kéo dài sẽ khiến tôm còi cọc, chậm phát triển, dễ nhiễm bệnh,… Chính vì thế, bà con cần tìm cách giảm độ pH để đảm bảo tôm phát triển bình thường.
Nguyên Nhân Khiến pH Ao Tôm Tăng Cao
Do nhiều yếu tố khách quan mà độ pH trong ao có thể thay đổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của tôm. Độ pH của tôm tăng cao vào những yếu tố như:
Tính chất nền đất: Đất phèn làm cho pH trong nước xuống thấp. Hoặc ngay cả khi trời mưa chiều cũng là yếu tố khiến cho pH trong ao nuôi tôm bị giảm.
Tảo và sinh vật trong ao nuôi tôm: Nếu tảo trong ao nuôi tôm quá nhiều sẽ khiến pH có những biến động lớn trong ngày. Ban ngày, bạn sẽ thấy pH tăng cao là do quá trình quang hợp của tảo và độ pH giảm khi tảo tàn.
Để có thể làm giảm độ pH trong ao nuôi tôm, bà con cần làm tốt khâu quản lý các yếu tố môi trường trong ao nuôi. Đặc biệt chú trọng đến quá trình phát triển của tảo.
Cách Hạ pH Trong Ao Nuôi Tôm Đơn Giản, Hiệu Quả
Nồng độ pH trong ao quá cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm, làm giảm năng suất thu hoạch. Chính vì thế việc giảm pH là yếu tố nên được bà con quan tâm hàng đầu.
Nếu pH > 8,3 vào buổi sáng, bà con có thể dùng mật đường với liều lượng 0,3 kg/1000m2. Đây có thể là cách hạ pH trong ao nuôi tôm hiệu quả và không ảnh hưởng đến môi trường.
Nếu tảo phát triển và biến động mạnh dễ gây hiện tượng nở hoa của tảo trong ao có nhiều mùn bã hữu cơ sẽ làm độ pH trong nước ao cũng biến động theo do quá trình quang hợp của tảo. Gặp trường hợp này, để giảm độ pH trong ao nuôi, bạn nên sử dụng formol với liều lượng 3-4 ml/m3 phun đều quanh ao để giảm mật độ tảo. Thông qua cách này, độ pH trong ao nuôi sẽ được giảm.
Lưu ý: Trước khi cấp nước để thả nuôi tôm, bạn nên dùng vôi sống hoặc vôi tôi để cải tạo đáy ao, ổn định độ pH với liều lượng 0,5 – 10kg/1000m2 vào thời điểm từ 21-24 giờ. Bạn nên kiểm tra độ pH trong ao nuôi thủy sản ít nhất 2 lần/ngày để sớm phát hiện và điều chỉnh để không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về độ pH trong ao nuôi và có những cách làm giảm độ pH trong ao khi nồng độ quá cao. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với đội ngũ giáo viên của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Tin liên quan
Độ pH và độ mặn không ổn định
15/11/2024
Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm
20/04/2024